Cách 2
Nếu áp dụng cách 1 không hiệu quả và côn trùng vẫn cố thủ bên trong tai của bạn, hãy làm theo các bước sau:
- Kéo nhẹ dái tai về phía sau để giữ thẳng ống tai, sau đó nghiêng đầu về phía bên tai có côn trùng và lắc nhẹ để làm côn trùng rơi ra ngoài (Lưu ý không được dùng tay đập vào đầu).
- Nếu côn trùng còn sống, bạn có thể đổ vào ống tai một chút dầu thực vật hoặc dầu massage cho bé để khiến nó chết ngạt và trôi ra ngoài.
- Nếu nghi ngờ côn trùng đã chết bên trong tai, bạn có thể sử dụng một ít nước ấm nhỏ vào tai để rửa sạch, sau đó hãy nghiêng đầu để côn trùng rơi ra ngoài.
Nếu côn trùng không tự rơi ra, hãy khéo léo gắp chúng ra ngoài hoặc đến bệnh viện để các bác sĩ gắp côn trùng ra. Sau khi đã lấy được côn trùng ra ngoài, để phòng ngừa viêm nhiễm bạn nên chú ý vệ sinh tai sạch sẽ, nhỏ thuốc đều đặn.
Lưu ý: Khi xử lý côn trùng chui vào tai, bạn không được sử dụng các dụng cụ, tăm bông để ngoáy móc. Việc làm này vô tình sẽ đẩy côn trùng vào sâu hơn, khiến việc loại bỏ chúng càng trở nên khó khăn.
Ngoài ra, bạn cũng không nên tự ý xử trí côn trùng chui vào tai bằng những cách dân gian như: Xông hơi hay hay hơ lá. Làm như vậy có thể khiến côn trùng càng hoảng sợ và chạy sâu vào trong. Những sự thiếu hiểu biết này không những không giết được con vật mà còn khiến bạn có nguy cơ bị thương tật vĩnh viễn suốt đời. Mặt khác, bạn cũng không nên quá lo lắng, hốt hoảng vì điều này có thể kích động khiến côn trùng chui sâu hơn vào trong tai.
Lợi dụng Chất Lỏng để khiến côn trùng chui ra khỏi tai
Côn trùng chui vào tai khi nào cần đi khám?
Bị côn trùng chui vào tai có thể gây cho bạn những tác hại không mong muốn. Nhẹ thì cảm thấy đau, nhức, khó chịu, nghiêm trọng hơn có thể gây chảy máu, thủng màng nhĩ, suy giảm thính lực. Chính vì vậy khi phát hiện côn trùng trong tai bạn cần tiến hành xử lý càng sớm càng tốt và tuyệt đối không được xem nhẹ vấn đề này. Tuy nhiên, bạn cần đến bệnh viện để được các bác sĩ can thiệp xử lý nếu rơi vào những trường hợp sau đây:
- Nếu côn trùng chui vào tai có kích thước lớn, gây các cơn đau dữ dội, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện càng nhanh càng tốt. Bác sĩ sẽ lấy côn trùng ra đúng cách cũng như xử lý những tổn thương do chúng gây ra.
- Bạn không thể khiến cho côn trùng tự chui ra khỏi tai hay rửa trôi chúng bằng nước tại nhà.
- Bạn chỉ lấy ra ngoài được các bộ phận nhỏ của côn trùng, phần còn lại vẫn mắc kẹt bên trong tai.
- Côn trùng chui vào tai gây ra các triệu chứng của tình trạng nhiễm trùng như: Đau đớn, viêm đau, sốt cao, chảy dịch tai và máu, tai có mùi…
Cách phòng tránh côn trùng chui vào tai
Để hạn chế những ảnh hưởng không mong muốn khi bị côn trùng chui vào tai, ngoài việc xử lý đúng cách thì phòng tránh tình trạng này cũng là vấn đề bạn cần quan tâm. Những việc làm sau đây có thể giúp bạn hạn chế việc bị côn trùng chui vào tai:
- Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, hãy vệ sinh thường xuyên không gian sống của mình, chú ý sắp xếp đồ đạc gọn gàng, ngăn nắp, tránh để côn trùng ẩn nấp.
- Không ngủ trên nền đất, bạn nên ngủ trên giường vì nó vừa rộng rãi lại thoải mái. Nền đất ẩm thấp không thế tránh khỏi các loại côn trùng, chúng có thể đi qua và vô tình chui vào tai của bạn.
- Cần giặt giũ chăn gối thường xuyên để tránh thu hút côn trùng ghé thăm.
- Đối với trẻ nhỏ, cần chú ý vệ sinh cơ thể, thay quần áo sạch sẽ cho bé hàng ngày đặc biệt sau khi bú sữa để hạn chế dụ côn trùng tới. Bên cạnh đó, cần cho bé vui chơi ở những nơi sạch sẽ, thoáng mát.
Bài viết trên đây hy vọng đã giúp bạn đã bỏ túi cho mình cách nhận biết và xử trí hiệu quả khi bị côn trùng chui vào tai. Một số loại côn trùng như: Muỗi, kiến, ruồi… có thể chui vào tai khi bạn đang ngủ hay đang đi đường. Đặc biệt trẻ nhỏ là nhóm đối tượng có nguy cơ bị côn trùng tấn công nhiều hơn người lớn và dễ tổn thương nghiêm trọng nếu điều trị sai cách. Do đó, bạn cần lưu ý đến các dấu hiệu có côn trùng mắc kẹt trong tai để có thể kịp thời xử lý hoặc đến bệnh viện điều trị sớm.