Tim lợn là một trong những món ăn từ nội tạng được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, ăn tim lợn có tốt không? Lợi ích của tim lợn đối với sức khỏe là gì? Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Hướng Dương sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến việc ăn tim lợn.
Tim lợn là thực phẩm ngon miệng, bổ dưỡng và chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn. Để biết ăn tim lợn có tốt không, Nhà thuốc Hướng Dương mời bạn tham khảo thông tin trong bài viết sau.
Thông tin dinh dưỡng của các loại nội tạng động vật
Nội tạng động vật là nguồn dinh dưỡng đa dạng, bổ sung nhiều protein cần thiết cho cơ thể. Để biết ăn tim lợn có tốt không, bạn cần nắm thông tin dinh dưỡng của tim lợn nói riêng và các loại nội tạng khác nói chung, cụ thể là:
Tim lợn
Ăn tim lợn có tốt không? Tim lợn là thực phẩm bổ dưỡng, giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể người. Theo phân tích dinh dưỡng, trong 100g tim lợn có thể cung cấp:
- 94 kcal năng lượng;
- 15.1g protein;
- 3.2g chất béo;
- 0.2g chất xơ;
- 0.6g carbohydrate;
- 131mg cholesterol;
- 294mg kali;
- 56mg natri;
- 7mg canxi;
- 5.9mg sắt;
- 213mg phốt pho;
- 0.34mg vitamin B1;
- 0.18mg vitamin B2;
- 5.7mg vitamin PP;
- 1mg vitamin C.
Gan ngỗng
Gan ngỗng cũng là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất trong nhóm nội tạng động vật với các chất như protein, vitamin, chất khoáng, chất béo,… Cụ thể các dưỡng chất có trong gan ngỗng gồm có:
Protein: Gan ngỗng cung cấp hàm lượng protein cao, trong mỗi phần gan ngỗng có thể chứa đến 20 – 25g protein.
Chất béo: Gan ngỗng chứa nhiều chất béo nhưng hàm lượng chất béo no nhiều hơn so với các loại thịt động vật thông thường. Một phần gan ngỗng có thể cung cấp đến 15 – 20g chất béo.
Khoáng chất: Gan ngỗng là nguồn thực phẩm bổ sung kẽm, sắt và phốt pho tốt. Ngoài ra, trong thực phẩm này cũng chứa rất nhiều đồng và selen.
Vitamin: Gan ngỗng bổ sung cho cơ thể các loại vitamin quan trọng như vitamin B12, vitamin B2, vitamin B3 và vitamin A.
Lòng bò
Cũng giống các loại nội tạng động vật khác, lòng bò cũng bổ sung nhiều chất dinh dưỡng như:
Protein: Lòng bò là nguồn protein tốt, mỗi phần lòng bò có thể cung cấp 20 – 25g protein cho cơ thể.
Chất béo: Lòng bò bổ sung nhiều chất béo. Trong một phần lòng bò có thể bổ sung 10 – 15g chất béo.
Khoáng chất: Đây là nguồn bổ sung khoáng chất hiệu quả cho cơ thể, đặc biệt là kẽm, sắt, phốt pho và selen.
Vitamin: Lòng bò là nguồn bổ sung nhiều vitamin B, vitamin A.
Ăn tim lợn có tốt không? Lợi ích khi ăn nội tạng động vật
Ăn tim lợn có tốt không? Nguồn dinh dưỡng trong nội tạng động vật là không thể phủ nhận. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến khích mọi người nên ăn tim lợn nói riêng và nội tạng động vật nói chung với liều lượng phù hợp.
Ăn tim lợn có tốt không?
Với hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào, nội tạng động vật đem đến những lợi ích cho cơ thể như:
- Tăng cường sức khỏe: Ăn tim lợn có tốt không? Tim lợn là nguồn bổ sung protein chất lượng cao, cung cấp nhiều loại axit amin cấp thiết cho cơ thể, thúc đẩy phục hồi cơ bắp, tăng cường sức khỏe tổng thể.
- Tốt cho hệ thần kinh: Bổ sung nội tạng động vật một lượng phù hợp có lợi cho việc hình thành hồng cầu, tăng cường chức năng hệ thần kinh và duy trì sức khỏe tế bào.
- Bổ máu: Như bạn đã biết, tim lợn và nội tạng động vật bổ sung nhiều sắt – yếu tố quan trọng trong việc sản sinh tế bào hồng cầu, đề phòng bệnh thiếu máu.
- Tăng miễn dịch: Tim lợn cũng là nguồn bổ sung khoáng chất kẽm quan trọng cho cơ thể, góp phần tăng cường hệ miễn dịch và nhiều chức năng khác của cơ thể.
- Chống oxy hóa: Tim lợn, gan ngỗng hay lòng bò đều bổ sung dồi dào selen, hỗ trợ cơ thể bảo vệ tế bào khỏi các tổn thương gây ra bởi gốc tự do.
- Cholesterol và chất béo: Chia sẻ về việc ăn tim lợn có tốt không, các chuyên gia cho rằng tuy tim lợn có một lượng tương đối lớn cholesterol và chất béo nhưng nếu ăn một lượng vừa đủ, cân đối với chế độ dinh dưỡng thì đây là thực phẩm tốt cho sức khỏe, nên thêm vào thực đơn.
Lợi ích của một vài loại nội tạng động vật khác
Các loại nội tạng động vật khác như gan ngỗng, lòng bò,… cũng có những lợi ích riêng với sức khỏe như:
- Giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer: Hàm lượng vitamin B1 có trong gan các loại động vật có lợi cho quá trình chuyển hóa năng lượng từ thức ăn, duy trì sự minh mẫn của não bộ và đề phòng bệnh Alzheimer.
- Bổ sung năng lượng: Gan và thận động vật là nguồn chất sắt tốt, bổ sung năng lượng hiệu quả cho cơ thể. Không chỉ vậy, đây còn là những thực phẩm góp phần ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt nữa đấy.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư: Vitamin B12 được tìm thấy trong nội tạng động vật có công dụng bảo vệ cơ thể chống lại một số bệnh ung thư như ung thư phổi, ung thư trực tràng, ung thư thực quản,…
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Hàm lượng vitamin B12 và folate dồi dào từ nội tạng động vật có tác dụng điều hòa lượng homocysteine trong máu, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Người bệnh tim có nên ăn tim lợn không?
- Việc ăn tim lợn có tốt cho người bệnh tim không tùy thuộc vào liều lượng, tần suất ăn và thực trạng bệnh lý của người bệnh. Theo khuyến cáo từ chuyên gia, người mắc bệnh tim mạch tốt nhất không nên ăn tim lợn hoặc nếu ăn, hãy ăn một lượng vừa phải vì nếu quá lạm dụng tim lợn hoặc nội tạng động vật có thể dẫn đến nhiều tác động xấu với sức khỏe như:
Cholesterol và chất béo: Tim lợn là nguồn chất béo và cholesterol khá lớn, nhất là chất béo bão hòa. Tiêu thụ quá mức chất béo và cholesterol có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng mỡ máu và khả năng cao mắc bệnh xơ vữa động mạch.
Natri: Tim lợn cũng là nguồn natri khá lớn, nếu ăn nhiều có thể làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ mắc bệnh tim và nhiều vấn đề liên quan đến huyết áp.
Chất độc hại: Tim lợn có thể chứa nhiều chất độc hại từ môi trường, nhất là khi động vật được nuôi trong môi trường kém lành mạnh. Việc ăn nhiều tim lợn có thể khiến gây độc cho cơ thể, lâu dần gây bệnh.
Tăng cân: Tiêu thụ một lượng lớn tim lợn khiến cơ thể nạp nhiều calo, chất béo,… dẫn đến tăng cân, thậm chí là nguy cơ béo phì.
Nhìn chung, việc ăn tim lợn có tốt không còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, nhu cầu năng lượng, dinh dưỡng,… của mỗi người. Tuy nhiên, với người lớn tuổi, đặc biệt là người có bệnh tim mạch cần hết sức chú ý khi bổ sung thực phẩm này, tốt nhất nên tránh ăn thường xuyên để bảo vệ sức khỏe.