Ăn socola có tốt không? 5 cách ăn socola tốt cho sức khỏe

Socola là món ăn vặt yêu thích của nhiều người, nhất là các bạn nhỏ. Vậy ăn socola có tốt không? Cách ăn socola thế nào tốt nhất cho sức khỏe? Trong bài viết này, Nhà thuốc Hướng Dương sẽ cùng bạn tìm hiểu về lợi ích của socola cũng như cách sử dụng hiệu quả nhất bạn nhé!

Socola là một loại thực phẩm, một món ăn vặt và nguyên liệu pha chế, nấu nướng được nhiều người yêu thích. Socola chinh phục người dùng không chỉ bởi hương vị mà còn bởi những lợi ích mà nó mang đến cho sức khỏe. Nếu chưa biết ăn socola có tốt không và ăn bao nhiêu là tốt nhất cho sức khỏe, bạn đừng bỏ lỡ những thông tin dưới đây nhé!

Ăn socola có tốt không?

Muốn biết ăn socola có tốt không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tác dụng của socola đối với sức khỏe. Socola có nhiều loại, mỗi loại lại có thành phần dinh dưỡng khác nhau. Nhưng nhìn chung, những công dụng của các loại socola thường giống nhau. Cụ thể là:

Ăn socola tốt cho sức khỏe tim mạch

socola 1644841360257406947347 1644889116507 16448891182201890624975
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh ăn socola có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Lý do là bởi chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong socola có tên là flavonoid sẽ giảm các tổn thương tế bào gây ra bệnh huyết áp, tim mạch.

Ăn socola tốt cho trí nhớ
Socola giúp duy trì trạng thái tinh thần minh mẫn, trí óc khỏe mạnh giúp cải thiện đáng kể khả năng học tập và làm việc. Đặc biệt, thực phẩm này có thể giảm các yếu tố dẫn đến suy giảm trí nhớ ở những người lớn tuổi. Các công trình nghiên cứu cũng cho thấy chiết xuất lavado có trong socola có thể làm giảm các tổn thương thần kinh ở bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer.

Socola giúp duy trì tâm trạng tốt
Thành phần dinh dưỡng của socola có chứa axit amin tryptophan. Loại axit amin này có tác dụng thúc đẩy sản xuất serotonin trong não – một chất chống trầm cảm. Vì thế, tiêu thụ một lượng vừa đủ socola giúp cải thiện tâm trạng, duy trì trạng thái tinh thần vui vẻ, phấn chấn.

Ăn socola giúp giảm cholesterol trong máu

So Co La
Socola giúp giảm nồng độ cholesterol xấu trong máu. Cholesterol xấu trong máu càng cao sẽ càng dễ dẫn đến xơ vữa động mạch, hạn chế lưu thông máu, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Khi các mảng xơ vữa động mạch bong ra có thể gây tắc mạch, nhồi máu cơ tim, tắc mạch não và gây đột quỵ.

Ngoài những công dụng trên, ăn socola còn có tác dụng khác như:

Chất theobromine trong socola có thể tác động lên các dây thần kinh phế vị. Nhờ đó, người bị ho sau khi ăn socola có thể giảm bớt triệu chứng ho.
Socola đắng tốt cho sự phát triển của các vi sinh vật có lợi trong ruột. Nhờ đó, nó giúp chúng ta có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Có đến 70% hệ miễn dịch trong đường ruột nên khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hệ miễn dịch cũng sẽ tăng lên.
Trong socola có các hợp chất chống viêm có thể làm giảm phản ứng viêm trong cơ thể.

Ăn quá nhiều socola có sao không?

Ăn socola có tốt không? Câu trả lời rõ ràng là có nhưng với điều kiện chúng ta phải ăn với lượng vừa phải. Nếu ăn quá nhiều socola, bạn có thể phải đối mặt với những vấn đề như:

  • Socola cung cấp lượng calo khá lớn nên nếu ăn nhiều socola sẽ dẫn đến dư thừa calo và gây tăng cân. Thừa cân có thể dẫn đến hàng loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như: Bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, béo phì.
  • Socola đắng khá kén người ăn nên có thể thấy socola ngọt được tiêu thụ nhiều hơn cả. Nếu bạn ăn quá nhiều socola ngọt có thể làm tăng nguy cơ thừa cân, mắc bệnh tiểu đường, sâu răng. Khi nạp vào cơ thể lượng đường lớn, các phản ứng viêm cũng có xu hướng tăng lên.

Untitled 1 1200x676 28

  • Ngoài đường thì socola cũng chứa chất chua và caffeine. Các chất này có thể làm tăng triệu chứng ruột kích thích, gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
  • Chất chua trong socola có thể làm tăng axit trong dạ dày. Điều này có thể làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, ợ chua…
  • Socola chứa nhiều đường có thể gây nóng trong, tăng nguy cơ bị mụn trứng cá. Trường hợp đang bị mụn nếu ăn nhiều socola có thể bị mụn viêm nặng hơn.
  • Caffeine có trong socola có thể gây mất ngủ, khiến tâm trạng bồn chồn, hồi hộp, lo lắng.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng socola chỉ thực sự tốt cho sức khỏe nếu chúng ta sử dụng với lượng phù hợp. Liều lượng được khuyến cáo là khoảng 30g mỗi lần ăn và một tuần chỉ nên ăn khoảng 3 lần.

Ai không nên ăn socola?

Ăn socola có tốt không? Ăn nhiều socola gặp tác dụng phụ gì? Ăn bao nhiêu socola là đủ? Tất cả những câu hỏi này đến đây bạn đã có câu trả lời. Tuy nhiên, còn một thắc mắc khá phổ biến khác là ai không nên ăn socola? Những người không nên ăn socola thường là:

  1. Người đang bị xơ cứng động mạch, hở van tim, cholesterol trong máu cao hay các bệnh về tim mạch khác.
  2. Bệnh nhân mắc tiền tiểu đường, tiểu đường, tiểu đường thai kỳ đều không nên ăn socola có đường.
  3. Người thừa cân, béo phì không nên ăn bất kỳ loại socola ngọt. Họ có thể ăn socola đen không đường và chỉ nên ăn khoảng 10g mỗi lần và mỗi tuần khoảng 3 lần.
  4. Trẻ em dưới 3 tuổi có hệ tiêu hóa và bài tiết chưa thực sự hoàn thiện. Nếu ăn socola nhiều dễ bị phấn khích, rối loạn tiêu hóa, mất ngủ…
  5. Phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ cũng không nên ăn socola vì các thành phần của thực phẩm này có thể truyền qua sữa vào cơ thể trẻ sơ sinh và gây ra những tác động không có lợi.
  6. Dị ứng socola cũng có thể xảy ra ở một số người. Những ai từng dị ứng thực phẩm này tốt nhất không nên thử qua bất kỳ loại socola nào khác. Nếu bị dị ứng sau khi ăn socola, nguyên nhân có thể đến từ dị ứng cacao, sữa, đường, bơ hoặc dầu. Nếu dị ứng nhẹ, bạn có thể chỉ bị ngứa và đau da, đau bụng, buồn nôn. Nhưng nếu dị ứng nặng, bạn có thể bị khó thở, thay đổi tâm lý thậm chí sốc phản vệ.

Ăn socola có tốt không? Câu trả lời rõ ràng là có. Nên ăn socola lúc nào tốt nhất? Vì thành phần của nó chứa caffeine nên bạn không nên ăn socola trước khi đi ngủ. Thưởng thức thực phẩm này vào buổi sáng, khoảng 1 tiếng sau khi thức dậy là tốt nhất và nó sẽ giúp bạn duy trì trạng thái tỉnh táo khi học tập hay làm việc. Hãy ăn socola đúng cách và đủ lượng để tốt nhất cho sức khỏe bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *