Bánh khoai bao nhiêu calo? Cách ăn bánh khoai không sợ béo

Bánh khoai là món bánh khoái khẩu của nhiều người, nhất là trong những ngày thời tiết mát mẻ hay se lạnh. Tuy nhiên, nếu lỡ ăn nhiều bánh khoai một chút, bạn sẽ rất dễ bị tăng cân. Vậy bánh khoai bao nhiêu calo? Ăn bánh khoai thế nào không sợ béo?

Bánh khoai từ lâu đã trở thành món ăn vặt yêu thích của nhiều người. Không chỉ thơm ngon hấp dẫn, bánh khoai còn cung cấp hàm lượng dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể. Tuy nhiên, bánh khoai được chế biến bằng cách chiên trong dầu nên thường chứa một lượng calo đáng kể. Các tín đồ của món ăn vặt siêu hấp dẫn này có tò mò muốn biết bánh khoai bao nhiêu calo không?

Bánh khoai là bánh gì?

Bánh khoai được làm từ nguyên liệu chính là khoai lang – một thực phẩm được dùng rất phổ biến ở Việt Nam. Ngoài khoai lang luộc, khoai lang nướng, khoai lang hấp, người Việt còn sáng tạo ra một loại bánh bình dân nhưng vô cùng thơm ngon hấp dẫn, đó chính là bánh khoai.

Các nguyên liệu khác góp phần làm nên sức hấp dẫn của món bánh khoai thơm, ngon, giòn rụm còn có bột mì, bột gạo, đường, sữa, dầu ăn, trứng, muối… Tùy cách chế biến và công thức của mỗi đầu bếp, chiếc bánh khoai sẽ gồm những nguyên liệu khác nhau.

banh khoai lang chien 8

Khoai lang sau khi được sơ chế bằng cách bào nhỏ, nạo sợi hoặc thái lát mỏng sẽ được trộn cùng các nguyên liệu khác rồi mang chiên trong dầu ăn. Quá trình chiên sẽ làm chín các nguyên liệu, tạo độ giòn bên ngoài bánh trong khi bên trong bở, bùi khiến người thưởng thức ăn một lại muốn ăn hai.

Bánh khoai bao nhiêu calo?

Bánh khoai bao nhiêu calo? Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Lượng calo mà một chiếc bánh khoai cung cấp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Các yếu tố quyết định lượng calo của bánh khoai
Có thể kể đến những yếu tố chính quyết định lượng calo mà một chiếc bánh khoai cung cấp như:

banh khoai la banh gi banh khoai va banh xeo khac nhau nhu avt 1200x676 1

Trọng lượng, kích cỡ của chiếc bánh khoai: Chiếc bánh càng lớn càng cần dùng nhiều nguyên liệu để chế biến nên lượng calo mà nó cung cấp càng cao.
Nguyên liệu sử dụng để làm bánh khoai: Càng có nhiều nguyên liệu trong thành phần của chiếc bánh thì lượng calo mà nó cung cấp càng cao. Đặc biệt, những công thức bánh khoai sử dụng thêm các nguyên liệu như đường, sữa, nước cốt dừa, bột gạo sẽ cung cấp lượng calo cao hơn nhiều lần so với một chiếc bánh khoai làm từ ít nguyên liệu.
Cách chế biến bánh khoai: Cách chế biến cũng quyết định lượng calo của món ăn này: Những chiếc bánh được chiên ngập dầu sẽ cung cấp nhiều calo hơn chiếc bánh được chiên trong ít dầu.

Lượng calo ước lượng trong bánh khoai

Dù không thể trả lời chính xác một chiếc bánh khoai bao nhiêu calo nhưng chúng ta có thể tính toán ước lượng dựa trên các nguyên liệu được sử dụng để làm bánh. Ví dụ:

  • 100g bột mì cung cấp khoảng 340 calo;
  • 100g bột gạo cung cấp khoảng 390 calo;
  • 200g khoai lang cung cấp khoảng 240 calo;
  • 50g đường cung cấp khoảng 160 calo;
  • Một quả trứng gà cung cấp khoảng 80 calo;
  • 100g dầu ăn cung cấp 900 calo;
  • 100g sữa đặc cung cấp 320 calo.

Như vậy, nếu dùng toàn bộ số nguyên liệu này để làm 10 chiếc bánh khoai, tổng lượng calo sẽ khoảng 2430 calo. Và mỗi chiếc bánh khoai sẽ cung cấp khoảng 243 calo. Lượng calo thực sự mà chiếc bánh khoai cung cấp có thể tăng lên sau quy trình chế biến.

Như vậy, bánh khoai lang chiên là loại bánh có hàm lượng calo khá cao. Chỉ cần ăn khoảng 2 – 3 chiếc bánh khoai lang chiên chế biến theo công thức như trên là bạn đã nạp đủ lượng calo đủ cho một bữa chính. Bởi một người trưởng thành một ngày chỉ nên tiêu thụ 1800 – 2200 calo (tùy thể trạng) nếu không muốn tăng cân.

Ăn bánh khoai có tăng cân không?

Bánh khoai bao nhiêu calo bạn đã có thể ước lượng được theo cách tính trên. Tuy nhiên, dù bánh khoai cung cấp lượng calo khá lớn, nhưng ăn bánh khoai có tăng cân không phụ thuộc vào cách mà chúng ta sử dụng món ăn vặt này. Ăn bánh khoai sẽ gây tăng cân nếu:

Bạn ăn bánh khoai quá nhiều khiến tổng lượng calo bạn nạp vào cơ thể qua chế độ ăn uống cao hơn so với lượng calo mà cơ thể đốt cháy qua các hoạt động sống trong ngày. Khi đó, lượng calo dư thừa được tích lũy trong cơ thể dưới dạng các tế bào mỡ và bạn sẽ bị tăng cân.
Bạn ăn bánh khoai trong các bữa phụ hoặc bữa chính nhưng không cắt giảm lượng tiêu thụ các thực phẩm khác. Khiến tổng lượng calo trong một bữa ăn quá cao và cơ thể không kịp tiêu thụ hết cho đến bữa ăn kế tiếp. Lặp lại thói quen này sẽ khiến bạn tăng cân nhanh chóng.
Ăn bánh khoai nhưng không giảm lượng tiêu thụ các thực phẩm khác và cũng không tăng cường tập thể dục hay tập luyện để tăng lượng calo đốt cháy cũng khiến calo bị dư thừa gây tăng cân.

banh khoai la banh gi cach phan biet banh khoai va banh xeo 202203310720045516

Ngược lại, nếu bạn biết cách tính calo trong thức ăn để điều chỉnh được tổng lượng calo nạp vào cơ thể qua việc ăn uống, bạn sẽ không sợ tăng cân. Điều đó có nghĩa là bạn có thể yên tâm ăn bánh khoai mà không sợ béo nếu:

Ăn bánh khoai với lượng vừa đủ, khi đã ăn bánh khoai sẽ giảm tiêu thụ các thực phẩm khác.
Sau khi ăn bánh khoai bạn tăng cường vận động hay tập luyện là cách đốt cháy calo nhanh nhất.
Sau khi lỡ ăn nhiều bánh khoai, bạn nhịn ăn các bữa tiếp theo để tránh nạp thêm calo vào cơ thể.

Cách ăn bánh khoai mà không sợ béo

Bánh khoai bao nhiêu calo bạn đã biết. Việc nuông chiều bản thân ăn no nê thỏa thích bánh khoai sau đó nhịn ăn các bữa khác trong ngày là cách ăn uống không khoa học. Nhịn ăn có thể khiến bạn có xu hướng ăn nhiều hơn vào các bữa tiếp theo. Ngoài ra, nhịn ăn có thể gây hạ đường huyết với các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu… rất nguy hiểm.

Nếu lỡ ăn bánh khoai quá nhiều, nếu không muốn tăng cân bạn có thể áp dụng các cách sau:

  1. Tăng cường vận động, tập luyện bằng cách đi bộ, chạy bộ, bơi lội, tập gym… để đốt cháy calo.
  2. Bạn không nên nhịn ăn vào các bữa tiếp theo mà nên ăn những thực phẩm ít calo, tăng cường ăn rau xanh, trái cây.
  3. Tăng cường uống nước vì uống nước cũng là cách hỗ trợ quá trình đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể.

Ăn bánh khoai nhiều một cách thường xuyên không chỉ dễ gây tăng cân mà còn tiềm ẩn nguy cơ tăng huyết áp, máu nhiễm mỡ, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch. Vì vậy, nếu lỡ yêu thích món ăn này, bạn cần lưu ý:

Có thể tự làm bánh khoai tại nhà để kiểm soát nguyên liệu và cách chế biến. Khi làm bánh, bạn hạn chế dùng nguyên liệu bột, sữa, đường, dầu ăn. Tự làm bánh tại nhà cũng đảm bảo an toàn thực phẩm hơn, tránh được việc ăn bánh khoai chiên bằng dầu tái sử dụng.
Nên ăn bánh khoai với lượng vừa đủ và điều chỉnh thực đơn ăn uống sao cho cân bằng calo, đảm bảo dinh dưỡng.

Tóm lại, không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi bánh khoai bao nhiêu calo. Tuy nhiên, điều này không quá quan trọng. Nếu bạn ăn bánh khoai đúng cách và đủ lượng sẽ chẳng cần lo lắng đến việc bị tăng cân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *