Rắn giun có độc không? Sơ cứu đúng cách khi bị rắn cắn

Ở các vùng nông thôn, rắn giun là loài động vật vô cùng phổ biến. Điều này khiến nhiều người không khỏi lo lắng: “Rắn giun có độc không?”. Bài viết sau đây của Nhà thuốc Hướng Dương sẽ cung cấp thông tin xoay quanh loài rắn này, đồng thời giúp bạn biết được cần phải đối phó như thế nào khi bị rắn cắn.

“Rắn giun có độc không?” là thắc mắc của rất nhiều người. Loài rắn này ưa thích sống ở nơi nhiều gỗ mục, dưới nền đất ẩm, gần tổ kiến hoặc tổ mối. Vì vậy, trong những mùa nồm, ẩm, thật không khó để phát hiện ra sự hiện diện của rắn giun. Hãy cùng Nhà thuốc Hướng Dương tìm hiểu về loài rắn này, cũng như cách sơ cứu khi bị rắn cắn nhé!

Rắn giun là gì?

Rắn giun hay còn được biết đến là một loài thuộc họ rắn Mù. Do ngoại hình nhỏ bé nên chúng thường bị nhầm với giun đất. Tuy nhiên, điểm khác biệt về ngoại hình mà bạn có thể nhận biết là rắn giun có màu đen bóng. Khi nhìn dưới ánh sáng, bạn sẽ thấy da chúng ánh lên. Hơn nữa, mình của rắn giun có vảy và không phân đốt. Đặc biệt, rắn giun có chiếc lưỡi chẻ, là đặc trưng của loài rắn.

Bi an loai ran vo cung hien lanh nhung bi xem la sat nhan ran sat thu 2 1596499748 72 width640height543

Rắn giun rất phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Trong đó, chúng sinh sản rất mạnh ở những nơi có khí hậu ôn hòa, nhất là nơi nhiều gỗ mục, dưới đất ẩm, gần tổ kiến và tổ mối. Đây chính là lý do vì sao người nông dân rất dễ bắt gặp rắn giun mỗi khi cuốc đất để làm đồng.

Vậy rắn giun có độc không? Theo dõi phần tiếp theo của bài viết để có câu trả lời nhé!

Rắn giun có độc không?

Rắn giun có độc không là thắc mắc của nhiều người. Mặc dù kích thước của rắn giun rất nhỏ bé nhưng chúng lại khiến nhiều người kinh sợ. Nguyên nhân là bởi trong dân gian, người ta thường cho rằng rắn giun có độc tố rất mạnh. Theo đó, chỉ cần một nhát cắn là người bị cắn sẽ bị tử vong ngay lập tức.

Tuy nhiên, đây là một hiểu lầm tại hại. Trên thực tế, rắn giun lại hoàn toàn vô hại với con người. Miệng của chúng quá bé và không có răng nanh nên không thể cắn người. Hơn nữa, chúng cũng không có nọc độc nên không thể săn mồi theo phương thức này. Thức ăn chủ yếu của loài vật này là trứng kiến và trứng mối.

Than lan doc di Viet Nam gay khiep dam vi giong ran 2

Bên cạnh đó, vì sống thường xuyên dưới lòng đất nên thị lực của rắn giun đã bị suy giảm. Chúng không thể nhìn nên chủ yếu sử dụng lưỡi để dò đường. Chiếc lưỡi này có tác dụng như một chiếc ra-đa có thể “nếm” không khí, đánh giá độ ẩm, sự lay động trong không khí và mùi của các sinh vật khác.

Cách phân biệt rắn độc và rắn không độc
Nếu không am hiểu về các loài rắn, rất khó để bạn có thể phân biệt được rắn độc và rắn không độc. Tuy nhiên, bạn có thể nhận biết một cách cơ bản thông qua các đặc điểm đặc trưng bên ngoài của rắn như:

  • Rắn hổ mang: Khi chuẩn bị tấn công thì cổ rắn bạnh ra, phát ra âm thanh đặc trưng.
  • Rắn cạp nong: Thân rắn có “khúc vàng, khúc đen” đan xen.
  • Rắn cạp nia: Thân mình “khúc trắng khúc đen”.
  • Rắn lục: Rắn có đầu to hình thoi hoặc tam giác.
  • Bên cạnh đó, rắn độc thường có hai răng độc lớn, nằm ở vị trí răng cửa hàm trên. Vì vậy nên khi cắn, trên miệng vết thương sẽ để lại vết cắn đặc trưng. Lúc này, hai chiếc răng độc đóng vai trò như một kim tiêm vào da hoặc tiêm vào bắp thịt. Không những vậy, một số loại rắn hổ mang mặc dù ở cách nạn nhân một khoảng cách xa nhưng vẫn có thể phun nọc độc về phía nạn nhân. Lượng nọc độc vừa đủ có thể gây tổn thương mắt, thậm chí là gây nhiễm độc toàn thân.

Cách sơ cứu khi bị rắn cắn

Ngay khi phát hiện nạn nhân bị rắn cắn, bạn cần sơ cứu ngay trước khi vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện. Trong trường hợp bản thân bị cắn mà không có người hỗ trợ bên cạnh, bạn có thể tự làm để bảo vệ bản thân.

Mục tiêu của việc sơ cứu
Mục tiêu của việc sơ cứu khi bị rắn cắn là:

Loại bỏ bớt nọc độc và làm chậm sự dịch chuyển của nó từ vết cắn xâm nhập và lan rộng đến các vị trí khác trên cơ thể.
Bảo vệ tính mạng của bệnh nhân vì có thể ngăn chặn và xử trí sớm các biến chứng trước khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế.
Không gây thêm tổn thương cho bệnh nhân.
Vận chuyển bệnh nhân một cách an toàn và nhanh nhất đến cơ sở y tế.

Các bước sơ cứu cơ bản

hbkcunjky122u6li1zuq5zb7l09ly2ji
Trước hết, bạn cần trấn an tinh thần của nạn nhân để họ giữ bình tĩnh. Tiếp theo, tiến hành các bước sau:

Bước 1: Nẹp vùng da bị tổn thương bằng nẹp, hạn chế vận động khiến nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn.
Bước 2: Cởi bỏ đồ trang sức ở chân, tay bị cắn để tránh gây chèn ép vào vùng da bị sưng nề.
Bước 3: Nếu cơ thể xuất hiện triệu chứng liệt, bạn cần băng ép bất động tại vị trí bị tổn thương. Bạn có thể dùng băng chun giãn, băng vải, thậm chí là tự tạo từ khăn hoặc quần áo.
Bước 4: Quấn băng tương đối chặt nhưng không chặt quá mức, đảm bảo khi sờ vào thấy động mạch đập. Bạn nên bắt đầu từ ngón chân, tay đến hết toàn bộ chân, tay bị cắn. Tuy nhiên, nếu bị rắn lục cắn, bạn không nên băng ép vì có thể làm vết thương nặng thêm.
Bước 5: Chích nặn rửa vết cắn dưới vòi nước sạch cùng với xà phòng.
Bước 6: Tiếp tục sát trùng vết thương kỹ càng.
Bước 7: Nếu bệnh nhân khó thở, hãy nhanh chóng hô hấp nhân tạo bằng cách hà hơi thổi ngạt hoặc sử dụng phương tiện y tế có tại chỗ như: Bóp bóng, máy thở xách tay,…
Bước 8: Nếu có dấu hiệu ngừng tuần hoàn, việc quan trọng nhất lúc này là tiến hành hồi sinh tổng hợp ngay tại chỗ.
Bước 9: Vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế, đồng thời, duy trì băng ép và để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim.

Những sai lầm khi sơ cứu nạn nhân bị rắn cắn

Trên thực tế, có rất nhiều người mắc phải các lỗi sai khi sơ cứu nạn nhân bị rắn cắn. Đó là:

  • Garo: Garo có thể làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch. Sau 40 phút, người bệnh sẽ cảm thấy đau. Nguyên nhân là bởi chân tay bị thiếu máu sẽ rất nguy hiểm, thậm chí là phải cắt cụt chân tay. Hơn nữa, ngay khi bác sĩ tháo băng garo ra thì chất độc sẽ ùa về tim khiến bệnh nhân bị sốc nọc độc, gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Trích, rạch, châm, chọc tại vùng vết cắn: Hành động này sẽ gây tổn thương mạch máu, dây thần kinh,… và khiến cho vết thương bị nhiễm trùng nặng thêm.
  • Hút nọc độc: Không mang lại lợi ích gì.
  • Chườm đá, chườm lạnh: Gây hại thêm cho bệnh nhân.
  • Sử dụng các bài thuốc dân gian hoặc chữa bằng mẹo: Việc đắp thuốc có thể gây nhiễm trùng, trong khi uống có thể gây hại cho nạn nhân.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã giải đáp được thắc mắc: “Rắn giun có độc không?”. Để đề phòng rắn cắn, bạn nên đi ủng, giày cao cổ và tránh xa vùng có rắn nhất có thể. Nếu chẳng may bị rắn cắn, cần áp dụng các biện pháp sơ cứu và nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *