Nước dâu tằm là thức uống giải khát, giải nhiệt hiệu quả vào mùa hè. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích vốn có thì bạn cũng có thể gặp phải những tác hại của nước dâu tằm nếu lạm dụng quá mức. Hãy cùng Nhà thuốcHướng Dương tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.
Dâu tằm được biết đến với nhiều công dụng đặc biệt đối với sức khỏe con người. Đặc biệt, đặc tính chống oxy hóa sẽ giúp bạn giữ được vẻ trẻ trung lâu dài. Tuy nhiên, trước khi có ý định sử dụng nước dâu tằm để giải khát vào những ngày nắng nóng, bạn cần cân nhắc kỹ về tác hại của nước dâu tằm. Nếu vẫn còn chưa biết, hãy cùng Nhà thuốc Hướng Dương tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Thành phần dinh dưỡng có trong dâu tằm
Dâu tằm là một loại quả mọng mọc thành chùm, được thu hoạch từ cây dâu tằm. Loại quả này có họ với quả sung và sa kê.
Dưới đây là những thành phần dinh dưỡng quý giá có trong quả dâu tằm:
- Năng lượng: 43 calo;
- Nước: 88%;
- Chất đạm: 1,4g;
- Tinh bột: 9,8g;
- Đường: 8,1g;
- Chất xơ: 1,7g;
- Chất béo: 0,4g;
Ngoài ra, dâu tằm còn là nguồn cung cấp dồi dào các chất carotene, vitamin và các loại khoáng chất khác.
Tác dụng của dâu tằm
Dâu tằm mang lại rất nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe của con người, có thể kể đến như:
Dâu tằm rất giàu chất chống oxy hóa nên ngăn ngừa khả năng lão hóa da, cũng như các cơ quan khác bên trong cơ thể.
Hỗ trợ quá trình giảm cân rất tốt, giữ vóc dáng trẻ trung, thon gọn do tác dụng làm giảm mỡ thừa và cải thiện hàm lượng cholesterol có trong cơ thể.
Hỗ trợ làm giảm lượng đường trong máu nên rất tốt cho sức khỏe của người mắc bệnh tiểu đường.
Ngăn chặn sự phát triển của các khối u ác tính gây bệnh ung thư.
Nâng cao sức khỏe não bộ, cải thiện trí nhớ, tăng độ tập trung và ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Tác hại của nước dâu tằm
Trong mùa hè, người Việt Nam có thói quen ngâm dâu tằm với đường để tạo thành nước dâu tằm. Mặc dù dâu tằm rất nổi tiếng với những tác dụng tuyệt vời, nhưng nó cũng đi kèm với những tác hại. Dưới đây là một số tác hại của nước dâu tằm mà bạn không thể bỏ qua:
Làm suy giảm chức năng thận
Dâu tằm chứa hàm lượng lớn chất kali. Trong khi đó, việc dư thừa kali sẽ khiến cho cơ thể bị mất nước. Từ đó, dẫn đến chảy máu trong, gây ra những triệu chứng bất thường như: Mệt mỏi, kiệt sức, tê mỏi chân tay, buồn nôn, tức ngực, rối loạn nhịp tim, đánh trống ngực,… Do đó, các bác sĩ khuyến cáo người mắc bệnh suy thận mãn tính nên hạn chế uống quá nhiều nước dâu tằm hoặc ăn quả dâu tằm.
Cản trở quá trình hấp thụ carbohydrate
Một nghiên cứu mới đây được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ đã xác định rằng: Các chất chiết xuất từ trà, bao gồm cả dâu tằm có thể ngăn chặn quá trình hấp thu carbohydrate của cơ thể.
Gây rối loạn tiêu hóa
Dâu tằm, nước dâu tằm, mứt dâu tằm,… nếu lạm dụng quá nhiều thì có thể gây ra các vấn đề cho hệ tiêu hóa như: Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn, ợ hơi,… Với những người bị dị ứng với mủ dâu tằm, ăn nhầm mủ dâu tằm có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày nhẹ, dẫn đến đau dạ dày.
Làm hạ đường huyết đột ngột
Nước dâu tằm rất tốt cho những người bị huyết áp cao, nhưng lại không phù hợp với những người bị huyết áp thấp. Các triệu chứng hạ đường huyết do lạm dụng nước dâu tằm điển hình bao gồm: Đói, bụng cồn cào, nhức đầu, mờ mắt, đổ mồ hôi, chóng mặt, lú lẫn, run tay,… Nguyên nhân là bởi trà dâu tằm sẽ ngăn chặn lượng đường bên trong máu sau khi uống khoảng 90 phút.
Bên cạnh đó, trong lá dâu tằm có chứa chiết xuất alpha – glucosidase, có khả năng trì hoãn quá trình tiêu hóa carbohydrate. Như đã nói ở trên, dưỡng chất này sẽ làm giảm lượng đường trong máu, đặc biệt là ở những người đang sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường.
Đối tượng nào không nên sử dụng nước dâu tằm?
Việc sử dụng nước dâu tằm nếu không đúng thì sẽ khiến cho những tác hại của nước dâu tằm trở nên nghiêm trọng hơn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những đối tượng thuộc danh sách sau nên tránh hoặc hạn chế sử dụng nước dâu tằm, bao gồm:
- Người có cơ thể suy yếu, ho, hen suyễn do nhiễm lạnh, ho không đờm đi kèm với nóng sốt.
- Người bị tiêu chảy.
- Người mắc bệnh viêm đường tiết niệu, hoặc mắc chứng mộng tinh.
- Phụ nữ đang cho con bú.
- Người có tiền sử bị hạ huyết áp.
- Người mới phẫu thuật xong hoặc đang trong thời kỳ hồi phục sau phẫu thuật.
Cần lưu ý gì khi sử dụng nước dâu tằm?
Khi sử dụng loại nước dâu tằm, bạn nên ghi nhớ những lưu ý quan trọng để tránh những tác hại của nước dâu tằm. Đó là:
Không chọn những quả dâu tằm đã chín nhũn.
Không nên sử dụng quá 40g dâu tằm tươi/ngày.
Ngâm dâu tằm với nước muối trong ít nhất 10 phút và rửa sạch trước khi ăn.
Chỉ nên ăn dâu tằm cách bữa ăn chính ít nhất 30 phút – 1 tiếng.
Nên bảo quản nước dâu tằm trong bình thủy tinh.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được những công dụng, cũng như tác hại của nước dâu tằm. Hãy sử dụng với liều lượng hợp lý để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình nhé!