Thịt lợn là một trong những loại thực phẩm được sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới. Đây là loại thịt có giá trị dinh dưỡng cao, giá thành hợp lý, chế biến được thành nhiều món ngon. Tuy nhiên, vẫn có những người không nên ăn thịt lợn. Vậy những ai không nên ăn thịt lợn?
Nếu cần kể tên một thực phẩm được dùng nhiều nhất trong các bữa cơm của gia đình Việt thì đó chính là thịt lợn. Thịt lợn có ưu điểm giá trị dinh dưỡng cao, dễ chế biến thành nhiều món ăn ngon và có mức giá bình dân. Từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi đều yêu thích các món ăn chế biến từ thịt lợn. Nhưng cũng có một số người cần hạn chế hoặc không nên ăn loại thịt này. Vậy những ai không nên ăn thịt lợn?
Ăn thịt lợn có lợi ích gì cho sức khỏe?
Muốn biết ăn thịt heo có tốt không, trước hết chúng ta sẽ cùng tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của thịt lợn. Thịt lợn có khá đầy đủ các nhóm dưỡng chất thiết yếu với cơ thể. Cứ 100g thịt lợn nửa nạc, nữa mỡ sẽ có 16.5g protein, 21.5g mỡ, 10μg vitamin A, 9mg canxi, 1.5mg sắt, 178mg photpho, 1.91mg kẽm, 285mg kali, 6.189mg isoleucine, 5.751mg histidine, 10.387mg leucine, 5.122mg phenylalanine, 3.469mg methionine, 5.171mg threonine, 11.482mg lysine, 1.212mg tryptophan,…
Ngoài ra, trong thịt lợn còn chứa các loại vitamin nhóm B như B1, B3, B6, B12 hay các hợp chất có lợi cho sức khỏe như taurine và glutathione.
Những lợi ích nổi bật của thịt lợn đối với sức khỏe có thể kể đến như:
Ăn thịt lợn cung cấp dưỡng chất cho cơ thể
Với bảng thành phần dinh dưỡng như ở trên, thịt lợn rõ ràng là một nguồn cung cấp dưỡng chất thiết yếu quan trọng cho cơ thể. Trong bữa cơm chỉ cần một món chế biến từ thịt lợn, thêm món rau và cơm là bạn đã có thể nhận đầy đủ những nhóm dưỡng chất chính.
Đặc biệt, thịt lợn giàu vitamin nhóm B – loại vitamin quan trọng với quá trình tái tạo hồng cầu, duy trì chức năng thận, chuyển hóa năng lượng và tổng hợp acid béo.
Da lợn cung cấp glycine và collagen cho cơ thể
Glycine cần thiết cho quá trình tổng hợp collagen của cơ thể. Bên cạnh đó, da lợn cũng cung cấp một lượng collagen nhất định. Đây là chất quan trọng giúp duy trì sức khỏe các khớp, tốt cho mái tóc và làn da.
Ăn thịt lợn tốt cho tuyến giáp
Thịt lợn chứa hàm lượng selenium khá cao. Đây là chất có tác dụng duy trì và cải thiện hoạt động của tuyến giáp. Chỉ cần tiêu thụ 170g thịt lợn là bạn đã có thể đáp ứng đủ nhu cầu selenium của cơ thể theo khuyến nghị hàng ngày.
Ăn thịt lợn nạc hỗ trợ giảm cân
Với những người muốn giảm cân, ngoài thịt ức gà, thịt bò nạc, thịt heo nạc cũng là thực phẩm lý tưởng dành cho họ. Thịt lợn nạc giàu protein, ít chất béo nên hỗ trợ giảm cân mà không làm mất cơ, không lo thiếu hụt dinh dưỡng. Ngoài ra, cơ thể sẽ cần đốt cháy một lượng calo lớn để tiêu hóa protein nên việc này cũng làm tăng hiệu quả của quá trình giảm cân.
Những ai không nên ăn thịt lợn?
Dù là thực phẩm thông dụng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên tiêu thụ thực phẩm này. Vậy những ai không nên ăn thịt lợn?
Người thừa cân béo phì không nên ăn thịt lợn lẫn mỡ
Khi đang bị thừa cân và muốn giảm cân, bạn nên ăn thịt lợn nạc hoàn toàn được chế biến theo cách hấp hoặc luộc. Những phần thịt mỡ hoặc có lẫn mỡ sẽ ngon hơn, dễ ăn hơn và có thể chế biến thành nhiều món ngon hơn nhưng lại nhiều calo và dễ gây tăng cân. Với những người đang bị thừa cân, ăn thịt lợn mỡ còn làm tăng nguy cơ cao huyết áp và mắc bệnh tim mạch, bệnh gout.
Bị sỏi thận, suy thận không nên ăn thịt lợn
Thịt lợn có chứa hàm lượng protein cao. Khi tiêu thụ thực phẩm có hàm lượng đạm cao sẽ khiến oxalate trong nước tiểu gia tăng. Điều này tạo điều kiện để các viên sỏi thận phát triển kích thước và hình thành thêm sỏi thận mới. Người suy thận không nên ăn thực phẩm giàu đạm trong đó có thịt lợn. Nếu vẫn cố tình ăn, thận của bệnh nhân sẽ phải chịu áp lực lớn hơn và suy giảm chức năng nghiêm trọng hơn.
Máu nhiễm mỡ không nên ăn thịt lợn có mỡ
Rối loạn chuyển hóa mỡ máu do nồng độ cholesterol và triglycerid trong máu cao gây ra bệnh máu nhiễm mỡ. Đây là bệnh khó điều trị triệt để và cần kiểm soát bằng chế độ ăn uống. Do đó, người bệnh không nên ăn các loại thịt có mỡ, thịt lợn chế biến sẵn (thịt hộp, xúc xích, thịt xông khói…).
Những ai không nên ăn thịt lợn – Người bệnh gout
Những ai không nên ăn thịt lợn? Đó chính là người bị mắc bệnh gout bởi họ cần hạn chế tối đa việc tiêu thụ protein. Nếu ăn thịt lợn thường xuyên, nồng độ axit uric trong máu tăng cao sẽ làm lắng đọng các tinh thể urat hoặc axit uric ở các khớp khiến triệu chứng của bệnh gout thêm trầm trọng.
Thịt lợn không tốt cho người cao huyết áp hay mắc bệnh tim
Người cao huyết áp không nên ăn thịt lợn có lẫn mỡ. Chất béo bão hòa trong thịt lợn có thể làm tăng cholesterol xấu trong máu và khiến bệnh cao huyết áp thêm nghiêm trọng. Điều này cũng xảy ra tương tự với bệnh nhân mắc bệnh lý về tim mạch. Khi bị huyết áp cao hay mắc bệnh tim, bạn nên ăn thịt lợn nạc chế biến theo cách luộc, hấp.
Ăn thịt lợn cần lưu ý gì để tốt cho sức khỏe?
Ngoài tìm hiểu những ai không nên ăn thịt lợn, để sử dụng thực phẩm này một cách an toàn và tốt cho sức khỏe, bạn còn cần lưu ý:
Dù bạn ăn bất kỳ phần thịt lợn nào, được chế biến theo cách nào, bạn cũng không nên ăn quá nhiều. Trung bình, tổng lượng thịt tiêu thụ chỉ nên ở mức 75g mỗi ngày bao gồm cả thịt lợn, thịt gia cầm hay thịt các loại gia súc khác. Tốt nhất, mỗi tuần bạn nên ăn thịt lợn khoảng 2 lần, mỗi lần từ 100 – 150g là hợp lý.
Món thịt lợn tốt nhất cho sức khỏe là các món ít chất béo, được chế biến theo cách luộc, hấp, hầm sẽ tốt hơn món chiên, nướng.
Khi ăn thịt lợn, bạn nên lưu ý kết hợp ăn thêm các loại rau, củ, quả bởi thịt lợn không có chất xơ, giàu protein dễ gây táo bón, khó tiêu. Các loại rau, củ, quả giàu vitamin C khi kết hợp với thịt lợn sẽ tăng khả năng hấp thụ sắt.
Thịt lợn tươi luôn tốt hơn thịt lợn chế biến sẵn. Các sản phẩm thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích tiềm ẩn những thành phần có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
Với những thông tin trên đây, có lẽ bạn đã rõ ăn thịt lợn có tác dụng gì, những ai không nên ăn thịt lợn và cần lưu ý gì khi ăn thịt lợn. Tin rằng, qua bài viết này bạn đã biết sử dụng thịt lợn đủ lượng, đúng cách để chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình.