Làm vỡ nhiệt kế thủy ngân có nguy hiểm không?
Thủy ngân chính là một kim loại dạng lỏng, có màu trắng bạc, không có mùi, có khả năng bay hơi rất chậm ở nhiệt độ phòng khoảng 25 độ C. Trung bình, một cây nhiệt kế thủy ngân sẽ chỉ có chứa khoảng 0.61 grams (theo EPA) hàm lượng thủy ngân. Riêng thủy ngân ở dạng khí bay hơi sẽ rất độc đối với cơ thể con người.
Có thể nhiều người sẽ lầm tưởng, thủy ngân được ứng dụng trong các thiết bị y tế sẽ ít độc hại hơn các loại thủy ngân khác nhưng thực chất lại không phải như vậy. Thủy ngân trong nhiệt kế được sử dụng lại chính là loại thủy ngân nguyên chất cực kỳ độc hại. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp khác nhau mà vỡ nhiệt kế thủy ngân sẽ gây ngộ độc thủy ngân với mức độ nguy hiểm khác nhau.
Nếu bạn vô tình nuốt phải thủy ngân thì bạn cũng không cần phải quá lo lắng bởi thủy ngân nguyên chất hấp thu rất kém qua đường tiêu hóa cũng như qua da. Và đương nhiên, thủy ngân cũng có thể được đào thải ra ngoài một cách tự nhiên nếu đường ruột khỏe mạnh.
Theo FAO/WHO Joint Expert Committee on Food Additives, ngưỡng thủy ngân có thể gây độc cho cơ thể sẽ là khoảng > 4-5 micromol/lít hoặc > 1.6 microgram/kg/ngày. Làm vỡ nhiệt kế thủy ngân chỉ nguy hiểm khi người nuốt phải thủy ngân đang mắc các bệnh về đường tiêu hóa như thủng ruột. Bệnh lý này sẽ làm tăng khả năng hấp thu lượng lớn thủy ngân vào tế bào máu, từ đó gây ra ngộ độc cấp tính.
Tuy không quá nguy hiểm khi nuốt phải thủy ngân nhưng khi hít trực tiếp chất này sẽ cực độc hại, đặc biệt với đối tượng là trẻ em. Khi bạn làm vỡ nhiệt kế thủy ngân chắc chắn lượng thủy ngân này sẽ bị phát tán trong không khí.
Một khi trẻ em hít phải thủy ngân, thủy ngân sẽ qua màng phế nang rồi đi vào máu và đến các cơ quan có chức năng quan trọng như gan, thận, hệ thần kinh trung ương, lách gây ra viêm phổi nặng, thậm chí nguy hiểm hơn là lơ mơ, co giật, mất trí nhớ, viêm ruột và nôn ói. Đã ghi nhận một số trường hợp tiếp xúc với lượng thủy ngân lớn và bị ngộ độc cấp tính, người bệnh bị suy hô hấp, thậm chí là có thể dẫn tới tử vong.
Nên xử lý nhiệt kế thủy ngân bị vỡ như thế nào?
Khi vô tình làm vỡ nhiệt kế thủy ngân, thủy ngân bên trong sẽ bắt đầu chảy ra ngoài. Lúc này bạn có thể thấy, thủy ngân sẽ ở dạng như những giọt nước màu bạc hình tròn. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tránh bị ngộ độc thủy ngân, bạn hãy xử lý nhiệt kế thủy ngân bị vỡ theo các bước sau đây:
- Bước 1: Nhanh chóng đưa trẻ và người thân ra khu vực an toàn, hạn chế tiếp xúc gần với thủy ngân bị vỡ.
- Bước 2: Nếu là người xử lý thủy ngân, bạn cần thay bộ quần áo cũ, đeo găng tay cao su và đeo khẩu trang y tế trước khi dọn thủy ngân.
- Bước 3: Dùng giấy mỏng hoặc tăm bông để thu gom lượng thủy ngân bị chảy ra, cho vào một cái lọ thủy tinh và bịt kín nắp lọ.
- Bước 4: Cho lọ thủy tinh chứa thủy ngân vào một cái túi nhỏ, buộc thật chặt và bỏ vào thùng rác.
Khi dọn dẹp thủy ngân vỡ, bạn cần ghi nhớ:
- Động tác khi thực hiện thu gom thủy ngân cần phải hết sức cẩn trọng và nhẹ nhàng, tác động lực quá mạnh có thể khiến cho các hạt thủy ngân phân li thành nhiều các hạt nhỏ hơn, làm cho việc thu gom trở nên khó khăn hơn.
- Nếu có, hãy rắc một chút lưu huỳnh lên thủy ngân, việc này sẽ ngăn cho thủy ngân bốc hơi. Nếu như không có lưu huỳnh, bạn cũng có thể thay bằng lòng đỏ trứng gà.
- Mở hết các cửa xung quanh khu vực thủy ngân bị vỡ để khu vực này được thông thoáng trong khoảng vài giờ. Sau đó, bạn có thể vào sinh hoạt như thông thường.
- Đảm bảo lọ thủy tinh chứa thủy ngân bị vỡ được bịt kín, bọc xung quanh bằng nhiều lớp nilon và dán băng dính ghi chú rõ nhãn bên ngoài. Bạn tuyệt đối không đổ thủy ngân xuống cống nước, thủy ngân sẽ làm ô nhiễm nguồn nước.
- Bạn nên bỏ quần áo đã bị dính thủy ngân, nếu không hãy giặt thật kỹ nếu muốn sử dụng trở lại.
- Tuyệt đối không sử dụng các thiết bị làm sạch như máy hút bụi bởi các loại máy này sẽ khiến cho thủy ngân có thể lan rộng ra xung quanh môi trường nhiều hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên sử dụng chổi để xử lý thủy ngân, việc này sẽ khiến cho thủy ngân phân thành nhiều các giọt nhỏ.
Ghi nhớ một số lưu ý này để phòng tránh trường hợp bị ngộ độc do thủy ngân gây ra và đảm bảo xử lý thủy ngân đúng cách, an toàn.
Dấu hiệu nhận biết nhiễm độc thủy ngân
Nhận biết các dấu hiệu cảnh báo nhiễm độc thủy ngân để có thể sơ cứu và điều trị một cách kịp thời khi cần thiết. Cơ thể sẽ xuất hiện một số dấu hiệu sau nếu như bạn nhiễm độc thủy ngân:
- Cảm thấy được trong miệng có mùi kim loại.
- Đau đầu, chóng mặt buồn nôn một cách dữ dội.
- Nói nhưng không ra tiếng.
- Cảm giác lạnh bụng, đau mỏi khắp cơ thể.
Ngoài ra, người ngộ độc thủy ngân bằng đường hô hấp sẽ có dấu hiệu bị suy giảm đường hô hấp, kèm theo triệu chứng ho có đờm, da tím tái và khó thở. Nếu hít nhiều thủy ngân, khoang miệng và răng lợi của người bệnh còn có thể bị sưng tấy niêm mạc, vỡ và xuất huyết.
Không chỉ có thế, thủy ngân lan trong không khí còn gây ra tình trạng mẩn ngứa, viêm da dị ứng. Người bị ngộ độc thủy ngân theo cách này còn có nguy cơ đối mặt với chứng mất ngủ, tâm trạng thất thường thậm chí là tinh thần hoảng loạn. Nếu nhận thấy mình hay người thân xung quanh có các dấu hiệu này, bạn nên nhanh chóng đưa họ đến các cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và điều trị kịp thời, tránh để lâu gây nguy hiểm đến tính mạng.
Kết luận, vỡ nhiệt kế thủy ngân là một tình huống nghiêm trọng đòi hỏi sự xử lý cẩn thận. Thủy ngân là một chất độc hại và có thể gây hại cho sức khỏe con người và môi trường. Việc thực hiện các biện pháp an toàn khi xử lý chất thủy ngân bị vỡ là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho mọi người và môi trường xung quanh.
Nhớ luôn đeo mặt nạ hoặc khẩu trang hóa học, thông thoáng không khí bằng cách mở cửa và cửa sổ, và sử dụng găng tay bảo hộ khi tiếp xúc với chất thủy ngân. Sau khi thu thập, hãy đóng gói chất thủy ngân bị vỡ một cách an toàn và liên hệ với cơ quan chuyên môn để hướng dẫn cụ thể về xử lý và tiêu hủy chất thủy ngân.
Bằng cách này, chúng ta có thể giảm thiểu nguy cơ cho sức khỏe và môi trường, đồng thời đảm bảo rằng mọi người đều an toàn khi đối mặt với tình huống này.